Ruồi nhà thuộc lớp côn trùng hai cánh với đặc điểm không chích hút máu; chúng sinh sản rất nhanh và nhiều, thường xuyên sống gần gũi với người và truyền bệnh cho người theo phương thức không đặc hiệu.
1. Đặc điểm của ruồi nhà:
- Ruồi nhà có màu xám đen, toàn thân và chân có nhiều lông.
- Đầu ruồi hình bán cầu, có hai mắt kép.
- Ruồi đực có hai mắt kép gần nhau, ruồi cái có hai mắt kép xa nhau. Bộ phận ăng ten ở đầu ruồi ngắn, có 3 đốt; vòi ruồi được cấu tạo theo kiểu liếm hút, khi không ăn thì vòi gập được vào trong ổ miệng.
- Ngực ruồi có 3 đôi chân, một đôi cánh mỏng, trong suốt với 3 chân dọc.
- Chân ruồi được chia ra thành nhiều đốt, có lông, đốt cuối bàn chân có móng, đệm móng và tuyến chất dính.
- Bụng ruồi thường chỉ nhìn rõ 5 đốt, ruồi cái có ống dẫn trứng, kéo dài ra khi đẻ, sau đẻ thì co lại. Ruồi cái có chiều dài khoảng từ 5,6 đến 7,5mm; ruồi đực nhỏ hơn với chiều dài khoảng từ 5,8 đến 6,5mm.
- Trứng ruồi hình bầu dục, màu trắng, nhỏ. Ấu trùng ruồi còn được gọi là giòi màu trắng ngà, thân chia thành 10 đốt. Thanh trùng còn được gọi là nhộng, chúng không ăn, không hoạt động; dài khoảng từ 5 đến 6,3mm, màu nâu đen như hạt gạo rang cháy.
2. Vòng đời phát triển của Ruồi nhà:
- Ruồi nhà là loài côn trùng có vòng đời biến thái hoàn toàn, phát triển qua 4 giai đoạn là
+Trứng ruồi: Ruồi thường đẻ trứng vào hố rác, phân người, phân gia súc hoặc xác các động vật
+Ấu trùng ruồi (giòi): Sau 12 đến 24 giờ, trứng nở ra giòi giai đoạn I gọi là ấu trùng I; giòi ăn các chất hữu cơ trong môi trường. Sau 2 lần lột xác sẽ thành giòi giai đoạn III gọi là ấu trùng III; chúng không ăn, tìm nơi đất xốp để chui xuống phát triển thành nhộng gọi là thanh trùng.
+Thanh trùng (nhộng): Nhộng ruồi thường ở độ sâu thích hợp từ 20 đến 30cm dưới mặt đất nhưng cũng có khi chỉ từ 1cm đến 2cm. Nếu giòi không chui xuống đất thì không thể trở thành nhộng được.
+Ruồi trưởng thành: Nhộng không ăn, không hoạt động; sau một thời gian nhộng nở ra ruồi trưởng thành và chui lên khỏi mặt đất; khoảng 2 giờ sau khi khô cánh thì ruồi bay đi.
3. Ruồi sinh sản khi nào?
- Vào mùa đông lạnh, ruồi phát triển chậm hoặc ngừng phát triển; sang mùa xuân thời tiết ấm áp, nhộng mới nở thành ruồi. Nếu đất quá chặt hoặc nhiều nước quá, ruồi trưởng thành không chui lên khỏi mặt đất được và sẽ chết.
- Sau khi nở khoảng 2 ngày, ruồi bắt đầu giao phối, khi đói ruồi không thể giao phối được; nếu thức ăn thiếu chất đạm thì trứng thường không phát triển. Ruồi sinh sản rất nhanh và nhiều nên mỗi khi có dịch bệnh do ruồi truyền xảy ra, bệnh lan tỏa khá nhanh.
4. Ruồi thường ăn gì?
- Ruồi không phải là ký sinh trùng, chúng là loại côn trùng ăn tạp có thể ăn các loại thức ăn từ chất lỏng đến chất rắn.
- Nếu thức ăn là chất rắn, ruồi tiết nước bọt làm mềm thức ăn rồi hút vào dạ dày. Ruồi ăn rất lâu, khoảng 2 giờ mới no và ăn tất cả các chất bỗ dưỡng cũng như chất thừa thải, ôi thiu. Chúng vừa ăn vừa nôn, vừa bài tiết, đạp rũ chân và gây ô nhiễm nơi ruồi đậu. Ruồi tìm thức ăn nhờ đôi râu và thích loại thức ăn có mùi thơm, tanh, thối.
- Thức ăn và chất thải của người thường là thức ăn của ruồi nên thực tế cho thấy ở đâu có người là ở đó có ruồi, vì vậy nên loại ruồi này được gọi là ruồi nhà.
- Ruồi có khả năng bay xa được khoảng 1.500 mét và có thể theo các tàu, xe, thuyền bè... phát tán đi rất xa. Chúng phát triển và hoạt động mạnh vào mùa nóng, mùa lạnh ít hoạt động và thường tìm nơi ấm áp để trú đậu. Trong môi trường sống, ruồi phát triển ở những nơi có điều kiện vệ sinh thấp kém.
5.Các bệnh do ruồi nhà truyền và cách phòng chống
Do ruồi nhà là loại côn trùng có thể vận chuyển nhiều loại mầm bệnh khác nhau làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nên cần có biện pháp chủ động phòng chống thiết thực nhằm giảm thiểu những tác hại do chúng gây nên, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa:
+Phòng chống ruồi sinh sản và phát triển bằng cách triệt bỏ các nguồn thức ăn của ruồi như thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, quản lý và xử lý các loại chất thải.
+Đồng thời triệt phá các nơi sinh đẻ của ruồi ở chuồng gia súc, hố xí, hố rác bằng cách xây gạch hoặc nện chặt đất, đậy kín... Ngoài ra cần tích cực diệt ruồi trưởng thành bằng phương pháp đập, bẫy, dùng bẫy dính, mồi độc... nhưng cần chú ý phải bảo đảm an toàn cho người và các động vật nuôi. Thực tế cho thấy những nơi nào có sự hiện diện của ruồi nhà hoạt động với mật độ cao là những nơi ấy có điều kiện vệ sinh sống thấp kém. Vì vậy cộng đồng người dân cần quan tâm đến vấn đề này để áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tự bảo vệ cho bản thân mình và gia đình mình.
+Bên cạnh đó, phun diệt ruồi bằng phương pháp hóa học hay sinh học cũng là một trong những biện pháp phòng chống phổ biến nhất hiện nay. Diệt Mối Nam Việt cung cấp dịch vụ diệt ruồi, diệt muỗi, diệt gián….tại nhà ở, bãi rác, nhà hàng, khách sạn….
=========================================================================================================
Diệt Mối Nam Việt cung cấp các thiết bị chuyên dùng chạy bằng động cơ:
Máy Stihl SR420,
Máy Stihl SR5600,
Máy Stihl SG31,
Bình xịt Gloria 505T,
Máy phun khói Pulfog K10SP,
Máy Makita PM7650H...dùng để
diệt muỗi,
diệt ruồi,
diệt kiến,
diệt gián,
diệt rệp...
Diệt Mối Nam Việt cung cấp các máy phun thuốc diệt côn trùng bằng điện:
Máy SM Bure (Hàn Quốc),
Máy C100 ( Hàn Quốc) dùng để
diệt muỗi,
diệt ruồi,
diệt kiến,
diệt gián,
diệt rệp...
Diệt mối Nam Việt còn phân phối các loại chế phẩm diệt côn trùng uy tín hàng đầu:
Map Permethrin 50EC,
Maxx Thor,
Aqua Resigen 10.4EW,
Gel diệt gián Maxforcxe,
Perme UK 50EC ,
Thuốc diệt kiến Optigard AB 100,
Thuốc diệt chuột Storm, Thuốc diệt mối
Lenfos 50EC, T
huốc diệt mối Agenda 25EC, T
huốc diệt mối Cislin 2.5EC………được sản xuất ở Bỉ, Đức, Anh Quốc, Thụy Sĩ..
Diệt mối Nam Việt còn cung cấp dịch vụ:
diệt muỗi,
diệt ruồi,
diệt kiến,
diệt gián,
diệt rệp,
diệt trừ mối, diệt trừ mọt, diệt chuột tại nhà hàng, khách sạn, karaoke, cơ quan, văn phòng, trường học, nhà phố, bãi rác……..